Menu Đóng

Thi công giao thông thủy lợi

Tiến hành khảo sát kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trường

– Điều kiện về hạ tầng cơ sở bao gồm điện thi công, điện sinh hoạt, nước thi công, nước sinh hoạt, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

– Điều kiện cung ứng vật tư sẵn có tại địa phương bao gồm khả năng cung cấp vật tư, giá cả, điều kiện vận chuyển tới công trình.

– Điều kiện về thời tiết, địa chất, thủy văn…..

 Công tác chuẩn bị hiện trường và xây dựng

  • Dọn dẹp mặt bằng thi công xây dựng. Bố trí vị trí lán trại, kho tàng, bãi tập kết xe máy, thiết bị, vật liệu, xây dựng hệ thống  cung cấp điện, nước. Không làm ảnh hưởng đến không gian và mô trường xung quanh.
  • Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thi công, rào chắn, biển báo
  • Khôi phục hệ thống cọc mốc, bao gồm hệ thống cọc định vị và cọc cao độ.
  • Lên khuôn đường.

Quy trình thi công đường giao thông

Đào đắp san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là công tác thi công san phẳng một nền đất công trình xây dựng theo yêu cầu thiết kế. San lấp mặt bằng là đào đất ở 1 khu vực, sau đó san đến khu vực khác của nội công trình. Hoặc cũng có thể là san một phần sau đó bổ sung thêm một lượng cát đá vật liệu.

Chỉ bắt đầu tiến hành san mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và những mặt bằng đặc biệt (sân bóng đá, mặt bằng nhà ga, sân bay…), khi đã có thiết kế san nền, đã cân đối khối lượng đào đắp và đã có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền

Hiện nay có 2 phương pháp san lấp:

  • San lấp bằng máy bơm cát chuyên dùng:  dùng cho các công trình có đường vào nhỏ hẹp. Tuy nhiên với phương pháp này vẫn đảm bảo được độ chặt cũng như tiến độ thi công.
  • San lấp bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ủi, xe lu, ô tô tải lớn nhỏ. áp dụng phương pháp này cho các công trình có đường vào thuận lợi cho xe ô tô tải.

Thi công lắp dựng cống

Thi công cống thoát nước thường có 2 loại đó là: Thi công cống tròn và thi công cống hộp. Mỗi loại cống sẽ có cách thi công riêng

Các phương pháp thi công lắp dựng cống:

  • Thi công cống tròn:- Thi công đào hố móng: tạo ra các rãnh để nước có thể dễ dàng chảy mà không bị thấm cũng vì đó sẽ tránh được tình trạng hóa bùn dưới đáy móng.- Thực hiện thi công đệm móng cống- Bắt đầu hạ cống:

– Tiến hành lắp cống

– Đắp đất hoàn thiện

  • Thi công cống hộp:

Thi công cống hộp cũng tương tự như thi công cống tròn. Cũng sẽ tuân theo quy trình và trải qua các công đoạn như trên.

Thi công đường giao thông các lớp kết cấu mặt đường:

Bó vỉa bê tông là bộ phận cấu tạo dùng để ngăn cách, chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên đường giao thông. Hoặc có thể là đường trong khu công nghiệp. Chúng thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông.

Thi công các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, thông tin, cây xanh, chiếu sáng,..

– Công trình cấp nước: gồm các công trình thu nước, công trình xử lý, trạm bơm, thủy đài và mạng tuyến ống truyền dẫn, phân phối có chức năng đa nước từ các nhà máy nước đến các đối tượng tiêu thụ nước.

– Công trình thoát nước: gồm mạng tuyến cống thoát nước, công trình xử lý, trạm bơm, hồ điều tiết, đập ngăn, cửa xả có chức năng thu nước mưa, nước thải sinh hoạt đô thị, thoát ra các kênh rạch, ao hồ, sông, biển.

– Hệ thống chiếu sáng công cộng: cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của đô thị về đêm. Tăng cường thẩm mỹ cho đô thị.

– Cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ: tạo không gian cho đô thị. Giảm bụi giảm ồn. Có vai trò là lá phổi và tăng thẩm mỹ cho đô thị..

Hệ thống cây xanh khu hạ tầng đô thị

Công tác giám sát thi công đường giao thông

Giai đoạn chuẩn bị thi công đường giao thông

Kiểm tra và phê duyệt các tính năng kỹ thuật của trang thiết bị và máy móc thi công của nhà thầu, vật liệu xây dựng

Kiểm tra đội ngũ nhân viên kỹ thuật

Kiểm tra các số liệu đo đạc, thiết kế bản vẽ thi công giải pháp thi công từng hạng mục công trình của nhà thầu

Giải thích rõ các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hợp đồng thầu cho nhà thầu

Kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ công trình, bảo vệ môi trường của nhà thầu

Kiểm tra việc lập kế hoạch và tiến độ thi công của nhà thầu

Giai đoạn thi công

Hàng ngày kiểm tra công nghệ thi công (khâu bảo dưỡng sau khi thi công). Kiểm tra nguyên vật liệu, hỗn hợp vật liệu chế tạo tại xưởng (tại nơi bảo quản, tại hiện trường thi công và tại nơi sản xuất). Hướng dẫn và thẩm tra hệ thống tự kiểm tra của nhà thầu

Nghiệm thu từng công đoạn, từng trình tự công nghệ trong quá trình thi công mỗi hạng mục công trình theo tiêu chuẩn và phương pháp quy định. Đặc biệt chú trọng các công đoạn, các bộ phận công trình ẩn dấu. Tiếp nhận văn bản yêu cầu tiếp tục thi công các công đoạn sau của nhà thầu. Nếu công đoạn trước đã đủ cơ sở nghiệm thu (bằng văn bản) mới cho phép nhà thầu tiếp tục thi công

Nếu chất lượng thi công không đạt yêu cầu quy định hoặc phát hiện khuyết tật thì phải điều tra, xử lý. Nếu cần phải báo cáo tư vấn trưởng cho ngừng thi công.

Định kỳ kiểm tra tiến độ thi công của nhà thầu. Xác nhận báo cáo tiến độ hàng tháng của nhà thầu

Kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn thi công của nhà thầu (kể cả các biện pháp chiếu sáng khi thi công về đêm)

Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công của nhà thầu

Báo cáo (đề xuất) với tư vấn trưởng những bất hợp lý về tiêu chuẩn hoặc về đồ án thiết kế dẫn đến các thay đổi cần thiết về cả chất lượng và khối lượng công trình

Lưu trữ đầy đủ các biên bản kiểm tra, các báo cáo hàng tháng về chất lượng, khối lượng, tiến độ, kể cả các ghi chép và số liệu thí nghiệm

Giai đoạn sau thi công đường giao thông

Kiểm tra, đánh giá nghiệm thu hoàn công các hạng mục công trình. Phát hiện các sai sót, khuyết tật để yêu cầu nhà thầu hoàn thiện, sửa chữa trong thời kỳ bảo hành, làm văn bản nghiệm thu

Hướng dẫn nhà thầu làm hồ sơ theo đúng quy định

 

 

* Đặc điểm của thi công các công trình thuỷ lợi và nhiệm vụ dẫn dòng.

  1. Đặc điểm của việc thi công công trình thuỷ lợi: – Xây dựng các công trình phần lớn trên các ao hồ, kênh rạch, sông suối bãi bồi. Móng công trình thường nằm sâu dưới mặt đất thiên nhiên hay mực nước ngầm. Do đó quá trình thi công không tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi của dòng nước mặt, ngầm, mưa v.v… – Khối lượng công trình lớn hàng trăm, ngàn m3 bêtông, đất v.v… Điều kiện địa hình, địa chất không thuận lợi. – Đa số công trình thuỷ lợi sử dụng VL địa phương hay VL tại chỗ. – Quá trình thi công phải bảo đảm hố móng được khô ráo đồng thời phải bảo đảm yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước ở hạ lưu tới mức cao nhất. Xuất phát từ những đặc điểm ấy trong quá trình thi công người ta phải tiến hành dẫn dòng thi công.
  2. Nhiệm vụ của dẫn dòng thi công (2 nhiệm vụ): – Đắp đê quây (đê quai) bao quanh hố móng, bơm cạn nước tiến hành nạo vét, xử lý nền và xây móng công trình. – Dẫn nước sông từ thượng lưu về hạ lưu qua các công trình dẫn dòng (lòng sông thu hẹp, kênh, đường hầm…) đã được xây dựng trước khi ngăn dòng để thoả mãn yêu cầu nước hạ lưu và cho thi công. Thực tế những công trình thuỷ lợi nhỏ có khối lượng công tác ít, có thể hoàn thành trong một mùa khô thì không phải dẫn dòng như các suối cạn ít nước. Đa số các công trình thuỷ lợi công tác dẫn dòng có tính chất mấu chốt liên hệ đến nhiều vấn đề quan trọng trong thiết kế tổ chức thi công. Bản thân việc dẫn dòng phụ thuộc nhiều nhân tố (thiên văn, địa hình, địa chất, đặc điểm kết cấu sự bố trí công trình thuỷ công, khả năng thi công…). Những người làm công tác thiết kế hay thi công phải thấy được mối quan hệ phức tạp này để có thái độ thận trọng, đúng mức.
  3. Nhiệm vụ thiết kế dẫn dòng thi công: – Chọn được tần suất (P%) thiết kế và lưu lượng thiết kế (QP%). – Chọn được phương pháp dẫn dòng thích hợp từng giai đoạn. Xác định được trình tự thi công công trình một cách hợp lý. – Tính toán điều tiết, tính toán thuỷ lực, thiết kế các công trình dẫn nước, ngăn nước trong khi thi công. – Đề xuất được các mốc thời gian thi công từng hạng mục công trình và tiến độ khống chế.
  4. Các phương pháp dẫn dòng thi công Dẫn dòng thi công có 2 phương pháp: – Đắp đê quai ngăn dòng một đợt. – Đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt (thường là 2 đợt).
  5. Đắp đê quai ngăn dòng một đợt. Đinh nghĩa: Đắp đê quai ngăn dòng một đợt là đắp ngăn cả dòng sông trong một đợt, dòng nước được tháo qua công trình tạm thời hay lâu dài.
  6. Tháo nước thi công qua máng: – Là nước được chảy qua máng bắc ngang đê quai thượng và hạ. Vật liệu làm máng: thường làm bằng gỗ, bêtông, bêtông cốt thép, thép, buybrô ximăng. Phạm vi ứng dụng: – Dòng sông nhỏ, lòng hẹp lưu ượng không lớn 1 ~ 3m3 /s. – Dùng các phương pháp khác khó khăn và tốn kém. – Khi sửa chữa công trình thuỷ lợi mà công trình tháo nước hiện có không sử dụng được hay khả năng tháo Qtktc không đủ. Ưu điểm: . Dựng ghép ván đơn giản nhanh chóng. . Sử dụng được VL địa phương. . Trường hợp sử dụng máng thép, thép, bê tông cốt thép lắp ghép thì sử dụng được nhiều lần nên tiết kiệm và phí tổn ít. Nhược điểm: + Khả năng tháo nước nhỏ nên đê quây cao. + Thường rò rỉ gây ướt át hố móng, khó khăn cho thi công do các giá chống đỡ. Yêu cầu khi thiết kế: – Thanh toán mặt cắt máng dùng công thức dòng chảy đến. – Ván khép phẳng nhẵn, khít thành máng cao hơn mực nước t/k 0,3 ~ 0,5m – Bố trí máng thuận dòng chảy ít trở ngại.
  7. Tháo nước thi công qua kênh: Là phương pháp thi công phổ biến khi xây dựng công trình trên các đoạn sông đồng bằng hay các đoạn sông suối có bờ soải, bãi bồi mà Q không lớn lắm. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những điểm sau: – Triệt để lợi dụng kênh lâu dài hay sẵn có. – Lợi dụng điều kiện địa hình có lợi để bố trí kênh bờ lồi hay nơi đất trũng để giảm bớt khối lượng đào, đắp. – Tránh việc đào đá để giảm bớt khó khăn, tốn kém, chậm trễ. Bố trí kênh thuận chiều dòng chảy miệng vào và ra cách đê quây một khoảng nhất định để đề phòng xói. Bờ kênh nên cách mép hố móng một khoảng nhất định để tránh nước thấm vào hố móng. Thường ≥ 3 H (H độ chênh mực nước trong kênh và đáy hố móng

  Mặt cắt kênh dẫn dòng thường hình thang. Mái lát hay không lát đá tuỳ thuộc yêu cầu phòng xói. Khi thiết kế cần phải tham khảo qui phạm thiết kế kênh và các giáo trình thuỷ lực. – Việc xác định kích thước kênh dẫn dòng (∇, mái, đáy) và đê quây phải thông qua tính toán điều tiết, so sánh kinh tế và kỹ thuật để chọn ra phương án tối ưu.

a. Tháo nước thi công qua đường hầm: – Phương pháp này thường ứng dụng ở nơi sông, suối miền núi có lòng hẹp, bờ giốc, đá rắn chắn. Chỉ dùng khi không thể dùng phương pháp dẫn dòng khác được vì thi công (đào, đổ bêtông, khoan phụt, lấp v.v…) đường hầm rất phức tạp, khó khăn, tốn kém. Sơ đồ về dẫn dòng thi công bằng phương pháp đường hầm:

Khi thiết kế đường hầm cố gắng giảm khối lượng thi công (chọn tuyến ngắn và thẳng). . Mặt cắt đường hầm lớn thì khả năng tháo nước lớn nên cao trình, kích thước đê quai nhỏ và giá thành đường hầm lớn, đê quai nhỏ và ngược lại do đó phải xác định tổng vốn đầu tư là nhỏ nhất tức là xác định được mặt cắt hầm kinh tế.

b. Tháo nước thi công qua cống ngầm. – Phổ biến là sử dụng cống ngầm dưới thân đập để tháo nước thi công – Để sử dụng cống ngầm để dẫn dòng thì phải thi công xong trước khi đắp đê quây thượng, hạ lưu. Phạm vi sử dụng: Thường dùng xây dựng các đập đất hay đập đất đá hỗn hợp ở sông suối nhỏ, lòng hẹp, lưu lượng không lớn. A A Säng cuî A – A e. Dẫn tháo nước thi công bằng bơm kết hợp trữ ở thượng lưu: Chú ý: Để tính toán thuỷ lực dòng chảy trong máng, kênh, đường hầm, cống ngầm ở các trạng thái chảy. Khi thiết kế tham khảo các giáo trình thuỷ lực, thuỷ công v.v…

8.  Đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt: – Thường chia ra các giai đoạn dẫn dòng khác nhau. Thường gặp nhất là 2 hay nhiều giai đoạn dẫn dòng

9. Giai đoạn đầu: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp hay không thu hẹp. Theo phương pháp này đắp đê quây ngăn một phần lòng sông (thường phía công trình trọng điểm trước) hay công trình tháo nước. Dòng chảy được dẫn về hạ lưu qua phần sông đã thu hẹp. Giai đoạn đầu phải tiến hành thi công bộ phận công trình nằm trong phạm vi bảo vệ của đê quây. Mặt khác phải xây xong công trình tháo nước để chuẩn bị dẫn dòng giai đoạn sau. Phạm vi sử dụng: . Công trình đầu mối thuỷ lợi có khối lượng lớn. Có thể chia thành từng đợt, từng đoạn để thi công. . Lòng sông rộng Q, Z biến đổi nhiều trong 1 năm. . Trong thời gian thi công vẫn phải lợi dụng tổng hợp dòng chảy như vận tải, phát điện, nuôi cá, cấp nước cho N2 v.v… – Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý : + Khi thi công có thể chia công trình thành nhiều đoạn thi công và nhiều giai đoạn dẫn dòng (thực tế thường 2 giai đoạn). Trong mỗi giai đoạn có thể thi công một hay nhiều đoạn công trình. + Khi thu hẹp lòng sông phải bảo đảm thoả mãn yêu cầu thi công, thoả mãn điều kiện lợi dụng tổng hợp và chống xói lở. 2 giai đoạn dẫn dòng, 3 đoạn công trình 2 giai đoạn dẫn dòng, 2 giai đoạn công trình Mức độ thu hẹp dòng chảy được biểu thị bằng công thức : k = ω ω 1 2 100%

.

Posted in Bài viết

Related Posts

Trả lời